Doanh nghiệp nước ngoài báo lỗ nhưng vẫn mở rộng sản xuất

18/02/2020

Doanh nghiệp nước ngoài báo lỗ nhưng vẫn mở rộng sản xuất

kinh doanh: chuyên gia muốn thúc đẩy xem xét

Một nửa các doanh nghiệp nước ngoài đang báo cáo lỗ nhưng vẫn tích cực mở rộng hoạt động kinh doanh, vì vậy các chuyên gia đang khuyến nghị Chính phủ cần xem xét lại các chính sách ưu đãi dành cho khối FDI

Báo cáo của Bộ Tài chính phát hành gần đây cho rằng 52% khối doanh nghiệp FDI báo cáo lỗ trong 3 năm gần nhất, có dấu hiệu lợi dụng việc chuyển giá.

Chuyển giá được xem như giá báo cáo bởi một công ty trong hoạt động kinh doanh của nội bộ tập đoàn hay công ty đó, giữa các công ty trong cùng một tập đoàn có mức thuế khác nhau ở những quốc gia khác nhau, là một cách thông thường không chỉ tại Việt Nam đang đối mặt mà các doanh nghiệp đa quốc gia thường sử dụng để giảm thuế hoặc tránh bị đánh thuế.

Nguyễn Thị Hồng, Phó thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam phát biểu tại hội nghị rằng: có 140 doanh nghiệp với khoản vay ít nhất 4 lần vốn chủ sở hữu, và tất cả doanh nghiệp đó là có sở hữu nước ngoài.

Một vài trong số đó có khoản vay lên tới 100 lần vốn CSH như Samsung Display and Singapore’s Capitaland Tower,

Việt Nam cung cấp ưu đãi để thu hút đầu tư nước ngoài như thuế thu nhập doanh nghiệp, bỏ thuế xuất nhập khẩu cũng như ưu đãi về đất đai.

Một số doanh nghiệp FDI chỉ phải trả 105 thuế TNDN, trong khi đó doanh nghiệp trong nước phải chịu mức thuế 20%, báo cáo nêu.

Việt Nam đang tìm kiếm đầu tư nước ngoài vào khu vực trung bộ là nơi yếu thế hơn so với khu vực miền Nam hay miền Bắc

Nhưng trong những năm gần đây sự phát triển trong khu vực này đã tăng tốc nhờ vào cảng biển, sân bay, cao tốc mới được xây dựng, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng Chính phủ cần phải xem xét lại sự ưu ái dành cho các doanh nghiệp FDI

Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng Việt Nam cần sự đầu tư ở những nơi như cao nguyên vùng núi phía bắc

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu rằng Việt Nam cần một hệ thống thuế để kiểm soát gian lận chuyển giá

Việt Nam đã thu hút đầu tư FDI khoảng 30 năm nay, nhưng bên cạnh đó nhược điểm của nhóm doanh nghiệp này là sự chuyển giá, gian lận thuế, ô nhiễm, thất bại trong chuyển giao công nghệ …là nguyên nhân Chính phủ đang xem xét chính sách mới cho việc hấp thu đầu tư vốn nước ngoài trong các thập kỷ tới. Có tới 21.400 doanh nghiệp FDI đang hoạt động, chiếm 3% tổng số doanh nghiệp nhưng đóng góp tới 70% xuất khẩu của Việt Nam.

Dịch vụ Liên quan
Điện thoại: 028 222 16499